Kỹ năng đặc định Nhật Bản

Chương trình kỹ năng đặc định – Tokutei ( 特定技能)là chương trình tiếp nhận lao động của Nhật Bản với mục đích đưa người lao động sang Nhật làm việc, nâng cao tay nghề, tác phong làm việc, ngoại ngữ… sau đó quay trở về đóng góp cho Việt Nam.

Kỹ năng đặc định được chính phủ Nhật Bản thông qua vào ngày 8/12/2018 bắt đầu triển khai vào tháng 4/2019 với 2 chương trình : “Kỹ năng đặc định số 1” vs “Kỹ năng đặc định số 2”?

Thời điểm hiện tại, chỉ có chương trình Kỹ năng đặc định (KNĐĐ) số 1 chính thức được áp dụng, chương trình KNĐĐ số 2 dành cho đối tượng đã hoàn thành chương trình KNĐĐ số 1 và hiện tại chưa có thông tin chính thức về chương trình này.

1. Những ai có thể tham gia Kỹ năng đặc định?

Chương trình KNĐĐ số 1, cho phép 2 đối tượng sau được tham gia:

Du học sinh, Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 – 03 – 05 năm trở về nước.

Ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (trong 14 ngành nghề ) và ngoại ngữ (tiếng Nhật từ N4 trở lên) nhất định.

2. Điều kiện tuyển dụng đầu vào tham gia Kỹ năng đặc định gồm những gì?

Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật cao hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng (chương trình 3 năm hoặc 1 năm).

Đậu kỳ thi kỹ năng đặc định bao gồm: kỹ năng chuyên môn và năng lực tiếng Nhật (N4) theo từng lĩnh vực tiếp nhận.

Điều kiện chung:

  • Nam cao từ 158 cm, nặng 50 kg trở lên
  • Nữ cao từ 150 cm, nặng 45 kg trở lên
  • Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh như: viêm gan siêu vi B, HIV, mù màu và các bệnh truyền nhiễm khác…

3. Những ngành nghề tuyển dụng của Kỹ năng đặc định là gì?

Có 14 ngành nghề tiếp nhận như sau:

Xây dựng

Đóng tàu

Bảo dưỡng xe ô tô

Hàng không

Khách sạn

Điều dưỡng

Vệ sinh tòa nhà

Nông nghiệp

Ngư nghiệp

Chế biến thực phẩm

Nhà hàng

Gia công chế tạo công nghiệp

Sản xuất máy công nghiệp

Các ngành liên quan điện – điện tử – viễn thông.

4. Mức lương và chế độ của Kỹ năng đặc định như thế nào?

Lương cao hơn Thực tập sinh và tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề đó (tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào khu vực tiếp nhận làm việc). Người lao động sẽ tự chi trả tiền nhà, đóng các khoản bảo hiểm, thuế,… như lao động người Nhật.

Để lại bình luận